Điểm mạnh điểm yếu trong cv - Cách viết thu hút nhà tuyển dụng
Điểm mạnh điểm yếu trong cv - Bạn đã biết cách viết hiệu quả để thu hút nhà tuyển dụng chưa? Trong một CV xin việc chuyên nghiệp không thể thiếu phần điểm mạnh điểm yếu của bản thân, nó là cách ngắn nhất giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng so với những đối thủ khác để chinh phục được nhà tuyển dụng trong lần xuất hiện đầu tiên. Cùng Việc làm Kiên Giang tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Điểm mạnh điểm yếu trong cv là gì?
CV xin việc được ví như một chiến binh đại diện cho ứng viên khi tiếp cận với nhà tuyển dụng. Chính vì thế cv cần phải được chuẩn bị và trau chuốt một cách thật tỉ mỉ, chứa đầy đủ các thông tin như sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghệp, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan đến công việc để tạo ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng. Cùng với những thông tin trên, điểm mạnh điểm yếu trong cv cũng là một phần rất quan trọng và không thể thiếu, bởi dựa vào đó nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá được năng lực, khả năng của bạn có thực sự phù hợp hay không để khởi động cho bước tiếp theo là tuyển bạn vào vị trí công việc đó.
Điểm mạnh là gì?
Điểm mạnh (Strengh) là những thế mạnh của bạn về tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn của bạn về một lĩnh vực trong công việc hay trong đời sống xã hội mà bạn luôn cảm thấy tự tin và tự hào khi nhắc đến. Mỗi người trong chúng ta điều sở hữu những điểm mạnh khác nhau. Chẳng hạn như:
- Trình độ ngoại ngữ tốt
- Sự sáng tạo
- Có đam mê và trách nhiệm trong công việc
- Trình độ chuyên môn giỏi
- Tính linh hoạt, nhạy bén, nhiệt huyết trong công việc
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng lãnh đạo nhóm
- Chịu được áp lực cao
…
Cách viết điểm mạnh trong cv
Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong cv thu hút nhà tuyển dụng
Bạn phải sắp xếp hợp lý, đảm bảo rằng các điểm mạnh trong cv có thể bổ trợ và làm nổi bật nhau. Bạn hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu để thể hiện sự chân thật của mình đối với nhà tuyển dụng tại thị trường việc làm Kiên Giang.
Để nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn so với nhiều ứng viên khác, việc liệt kê các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm rất hay mang lại kết quả tốt. Bạn có thể chọn lọc những điểm mạnh phù hợp như:
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Giao tiếp là một mắc xích quan trọng giúp xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ. Khi bạn có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ dễ dàng thuyết phục và đàm phán trong các cuộc thảo luận cũng như các vấn đề trong công việc.
- Kỹ năng làm việc: Bạn hãy nghiên cứu trong vị trí công việc đó nhà tuyển dụng yêu cầu những kỹ năng gì. Từ đó, bạn đối chiếu xem bản thân có những điểm mạnh nào phù hợp để thực hiện công việc một cách tốt nhất.
- Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề tốt: Khả năng xử lý tình huống giúp bạn phát hiện, phân tích và đánh giá mọi vấn đề. Từ đó, bạn có thể đưa ra các phương pháp và hướng giải quyết trong mọi hoàn cảnh cụ thể. Đây là kỹ năng cần có của một ứng viên tốt mà được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
- Tài lẻ: Ngoài những kỹ năng mềm thì tài lẻ cũng là một yếu tố để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn sẽ mang lại những màu sắc tươi mới hơn, đa dạng hơn trong việc xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp.
- Hiểu biết rộng: Bạn đã tích lũy được cho bản thân rất nhiều kiến thức liên quan trong công việc. Bạn hoàn toàn tự tin khi thực hiện và hoàn thành một công việc cụ thể. Điều này khiến bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng khi họ cần tìm kiếm những người có chuyên môn cao.
Điểm yếu là gì?
Điểm yếu (Weaknesses) là những nhược điểm, khuyết điểm của bản thân khiến bạn cảm thấy không tự tin hay những kỹ năng, kiến thức,… bạn làm chưa tốt và cần cải thiện. Chẳng hạn như:
- Thiếu tự tin trước đám đông
- Dễ bỏ cuộc
- Thiếu tập trung
- Thiếu tính sáng tạo
- Khả năng thích nghi kém
- Khả năng chịu áp lực kém
- Trình độ tiếng anh chưa tốt
…
Cách viết điểm yếu trong cv
Biết cách ghi điểm yếu trong cv trước khi nhà tuyển dụng "Đánh rớt" bạn
Không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một cv có quá dài những nhược điểm của ứng viên. Điểm yếu trong cv có thể là lý do để nhà tuyển dụng “Đánh rớt” bạn. Chính vì thế bạn cần phải biết cách sàng lọc và trình bày một cách khéo léo trước khi bỏ vào cv của mình. Trong một cv bạn chỉ nên để tối đa 3 nhược điểm của bản thân.
Thành thật trong câu trả lời là một điều tốt nhưng bạn không nên bỏ những điểm yếu liên quan đến kỹ năng mà bạn phải dùng trong vị trí công việc đó.
Ví dụ: Công việc đó cần tính sáng tạo nhưng bạn lại ghi điểm yếu là thiếu tính sáng tạo. Hoặc đối với công việc Sale bạn không thể nào ghi điểm yếu là khả năng giao tiếp kém, ngại giao tiếp…Điều đó hoàn toàn để lại ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng và khả năng bị loại rất cao.
Hy vọng với những thông tin từ bài viết trên của chúng tôi có thể giúp bạn biết được cách viết điểm mạnh điểm yếu trong cv để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng và tìm được cho mình một công việc như mong muốn.
Chúc bạn có một ngày thật vui vẻ!