Công việc của giám đốc kinh doanh là gì

Giám đốc kinh doanh là gì? Họ đóng vai trò gì trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp? Những yêu cầu để đảm nhiệm được chức vụ này là gì? Có phải đây là số nhỏ trong những câu hỏi của bạn về vị trí giám đốc kinh doanh hay không? Dưới đây sẽ là những khái niệm và mô tả công việc của của giám đốc kinh doanh bạn có thể tham khảo, cùng Việc Làm Kiên Giang tìm hiểu nhé

Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh là gìGiám đốc kinh doanh là gì? 

Giám đốc kinh doanh (Chief Customer Officer – CCO) là môt trong những chức danh và vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, chỉ đứng sau vị trí giám đốc điều hành (CEO).

Nếu CEO chịu trách nhiệm chủ chốt trong việc điều phối các hoạt động của doanh nghiệp như quản trị nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý chiến lược,… Thì CCO là người đảm nhiệm các họat động kinh doanh trong công ty từ khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, marketing, chăm sóc khách hàng cho đến công việc cao hơn như hoạch định chiến lược kinh doanh.

Vai trò của giám đốc kinh doanh là gì

CCO đóng vai trò then chốt trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiêp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Giám đốc kinh doanh có vai trò là phải vạch ra những kế hoạch, phương pháp nhằm tăng hiệu quả và thúc đẩy năng lực của đội ngũ nhân viên bán hàng, từ đó giúp đội ngũ bán hàng ngày càng phát triển và cùng nhau đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Ngoài ra CCO còn là người duy trì và giữ quan hệ tốt với khách hàng, là đầu mối nắm mọi thông tin và mong muốn của khách hàng để đưa ra những chính sách hợp lý, tạo ra những lợi thế cạnh tranh, đồng thời xây dựng hiệu quả đội ngũ bán hàng thân thiết với khách hàng.

Công việc của giám đốc kinh doanh là gì

Người làm ở vị trí giám đốc kinh doanh đòi hỏi phải có khả năng xử lý tốt các khối lượng công việc trong doanh nghiệp bởi vì công việc trong công ty có rất nhiều khía cạnh cần được khai thác và giải quyết. Người giám đốc điều hành cần làm tốt những công việc sau đây:

Công việc của giám đốc kinh doanh là gìCông việc của giám đốc kinh doanh

Lãnh đạo, quản lý đội ngũ Sales

Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý các chính sách liên quan đến kinh doanh, định hướng kinh doanh hướng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Đảm bảo các chức năng của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ và duy trì các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu chiến lược.

Lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong việc soạn thảo, thực hiện và đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực trong và ngoài nước.

Phát triển chiến lược marketing

Trong kinh doanh, marketing là một trong những công việc quan trọng mà bắt buộc giám đốc kinh doanh phải đảm nhiệm thật tốt. Công việc của họ bao gồm hoạch định các chiến lược marketing ngắn, dài hạn cho doanh nghiệp, tập trung thâm nhập vào thị trường và tăng doanh thu bán hàng so với các công ty đối thủ khác.

Sau khi thực hiện các chiến lược, CCO có nhiệm vụ theo dõi, giám sát hiệu quả quá trình marketing của doanh nghiệp để tiếp tục hoặc đưa ra những ý kiến, phương án điều chỉnh hiệu quả hơn cho các chiến lược sau đó.

Nhiệm vụ kinh doanh

Nhiệm vụ kinh doanhNhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là gì

Đối với công việc này, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là sẽ kết hợp với nhóm thiết kế và phát triển để xác định những đặc điểm của sản phẩm có thể tung ra và quảng cáo rộng rãi trên thị trường. Duy trì thương hiệu của doanh nghiệp thông qua việc phát triển và tiếp thị các sản phẩm mới.

CCO sẽ quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiêp như bán hàng nội bộ, bán hàng trực tiếp, phân phối và bán lẻ để đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh thu.

Ngoài ra giám đốc kinh doanh hỗ trợ xử lý các khiếu nại liên quan đến vấn đề kinh doanh bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm,…

Hoạch định chiến lược dài hạn trong kinh doanh và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp

Cùng với các giám đốc trong C-suit (giám đốc điều hành - CEO, giám đốc tài chính - CFO, giám đốc marketing - CMO,...) và những người quản lý cấp cao. Họ sẽ cùng nhau xác định hướng đi tốt nhất trong tương lai cho doanh nghiệp.

CCO sẽ trình bày các chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới của mình cho ban giám đốc điều hành công ty xem xét. Họ cần đưa ra một bảng kế hoạch cụ thể với các nội dụng như: sản phẩm mới sắp tới, thương hiệu gì, nhu cầu của thị trường đối với dòng sản phẩm này như thế nào, chi phí marketing là bao nhiêu và chiến lược đó sẽ mang lại những lợi ích gì.

Hiện nay, mỗi thương hiệu có mặt trên thị trường đều cần phải có một chỗ đứng nhất định trong lòng của khách hàng mới có thể trụ lại lâu dài. Điều này đồng nghĩa với việc CCO phải xây dựng và giữ vững thương hiệu giúp khẳng định hình ảnh công ty trên thị trường so với các công ty đối thủ khác.

Tuyển nhân sự kinh doanh

Ngoài việc tham gia trực tiếp vào các công việc kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh có thể tuyển nguồn nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing.

Giám đốc kinh doanh là người hiểu rõ nhất về nhu cầu nhân lực của bộ phận cũng như cách lựa chọn những ứng viên phù hợp với công việc. Từ đó cung cấp cho nhân sự mới những kiến thức cần thiết cho vị trí của họ.

Ngoài ra, giám đốc kinh doanh sẽ là người tạo động lực cho nhân viên cấp dưới bằng cách duy trì môi trường làm việc hấp dẫn, cởi mở, nhằm thu hút nhân tài. Cũng như xây dựng và quản lý các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho các mục tiêu chiến lược với tiêu chí đảm bảo phù hợp với ngân sách.

Lời kết

Ngày nay, vị trí giám đốc kinh doanh được rất nhiều nhà Việc Làm Kiên Giang đánh giá cao bởi tài năng của những người trẻ. Chính vì vậy có khá nhiều bạn trẻ có năng lực đã lựa chọn đây làm mục tiêu nghề nghiệp bởi mức lương của vị trí này vô cùng hấp dẫn và có cơ hội nghề nghiệp cao.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã hình dung và biết được vị trí giám đốc kinh doanh là và những công việc của giám đốc kinh doanh để có thể tìm cho mình một nơi làm việc phù hợp với mong muốn của bản thân.