Promotion trong marketing - Chiến lược tạo sự thành công cho doanh nghiệp
Promotion trong marketing là một khâu rất quan trọng giúp thúc đẩy người tiêu dùng biết đến thương hiệu. Vậy, để tạo nên một chiến lược marketing thành công, các marketer đã sử dụng những yếu tố nào trong promotion một cách hiệu quả? Nếu bạn muốn biết đừng nên bỏ qua bài viết này.
Đầu tiên, nhà Việc Làm Kiên Giang muốn bạn hiểu về khái niệm của promotion để có cái nhìn cụ thể hơn trước khi đi sau vào từng yếu tố của nó.
Promotion trong marketing là gì?
Promotion là gì?
Promotion là chữ P thứ tư trong mô hình marketing mix. Trước khi thực hiện chiến lược Promotion bạn phải chắc chắn rằng những chữ P trước nó như (Product: sản phẩm, Price: giá cả và Place: phân phối) đã được thực hiện và luôn trong tư thế sẵn sàng. Trong marketing promotion tập trung vào lựa chọn truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) – Tức là sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để truyền tải thông điệp từ thương hiệu của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
Trong marketing chiến lược promotion bao gồm các công cụ quảng cáo, PR, các chương trình khuyến mãi của một sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó.
Tầm quan trọng của promotion trong marketing
Trong marketing, promotion đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Promotion có thể kết hợp được với những P khác, khi kết hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu marketing hiệu quả như:
- Promotion + Product: Giúp cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng qua từng kênh bán hàng.
- Promotion + Price: Giúp đẩy mạnh việc bán hàng và xúc tiến thương mại qua truyền thông.
- Promotion + Place: Giúp hàng hóa được phân phối rộng rãi ra thị trường phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
Như vậy để thực hiện các chiến lược trên thành công bạn cần phải phụ thuộc vào nhóm phân khúc khách hàng, định vị mục tiêu, ngân sách, thông điệp bạn muốn truyền đạt và thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.
Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion trong marketing hiệu quả
Trong marketing mix 4P, promotion chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc định vị truyền thông. Bạn có thể kết hợp các yếu tố dưới đây lại với nhau thành một chiến lược độc đáo, mới lạ và thu hút. Các yếu tố của chiến lược promotion gồm có:
Bán hàng cá nhân (Personal selling)
Bán hàng cá nhân được xem là một cách tạo nên sự thành công cho một chiến lược promotion trong marketing. Nhân viên bán hàng sẽ đảm nhiệm vai trò thay mặt cho doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ đến với tay của người tiêu dùng. Họ sẽ được đào tạo chỉn chu về phương pháp tiếp cận cũng như các kỹ thuật bán hàng cá nhân. Tuy nhiên, sử dụng yếu tố này khá tốn chi phí và chỉ nên áp dụng ở những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và có lợi tức đầu tư như dịch vụ bán xe ô tô hoặc dịch vụ sửa nhà ở.
Bán hàng cá nhân
Khuyến mãi (Sale promotion)
Khuyến mãi là hoạt động nhằm kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng trong một khoảng thời gian ngắn bằng cách cung cấp cho họ các lợi ích tăng thêm nhằm tăng doanh thu (Chiến lược kéo). Bên cạnh đó đây cũng là hoạt động đánh vào tâm lý của các nhà phân phối, nhằm khuyến khích họ bán được nhiều hàng hóa cho doanh nghiệp (Chiến lược đẩy).
Trong hoạt động kinh doanh, đôi khi các doanh nghiệp tạo ra những cú hích để kích thích thị trường có liên quan trực tiếp đến thị trường mua bán. Tuy nhiên, các chương trình khuyến mãi nên duy trì trong thời gian ngắn, nếu lạm dụng quá sẽ bị phản tác dụng.
Quan hệ công chúng (PR)
PR là một kênh truyền thông được tổ chức dưới 1 hoặc các hoạt động liên tục, bền vững, có kế hoạch. Với mục đích là nỗ lực, thiết lập và duy trì uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau và giúp tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty và cộng đồng.
Chi phí để PR tương đối rẻ nhưng chắn chắn không miễn phí. Để một chiến lược PR thành công cần phải có xu hướng dài hạn và cần phải thiết lập các kế hoạch, mục tiêu một cách chi tiết, rõ ràng cho cho tất cả các trường hợp.
Quan hệ công chúng
Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Marketing trực tiếp là là hoạt động marketing được thực hiện mà không hề phụ thuộc vào bất kỳ nhà phân phối hay bên trung gian nào. Lúc này, doanh nghiệp sẽ là người trực tiếp liên lạc tới khách hàng thông qua các hình thức như:
- Gửi thư trực tiếp
- Gọi điện trực tiếp
- Email trực tiếp đến khách hàng
- Các phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp
- Quảng cáo tại điểm bán
- Tổ chức sự kiện ngoài trời
Quảng cáo (Advertise)
Quảng cáo là hình thức doanh nghiệp phải trả phí để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hay ý tưởng tới khách hàng. Quảng cáo là tất cả những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng bằng cách truyền tải những thông điệp về sản phẩm, dịch vụ một cách thuyết phục. Hiện nay có rất nhiều phương tiện để quảng cáo như: quảng cáo ngoài trời, quảng cáo kỹ thuật số, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên internet, quảng cáo in ấn (báo chí, ấn phẩm, catalogue,…)
Quảng cáo
Trên đây là bài viết chia sẻ của chúng tôi. Hy vọng với ngần ấy thời gian đọc, bạn đã hiểu được promotion trong marketing là gì để áp dụng vào các chiến lược trong công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Việc Làm Kiên Giang cảm ơn bạn đã đọc!