Xác định giá trị bản thân - Yếu tố tạo sự thành công

Tại sao nói xác định giá trị bản thân là yếu tố tạo sự thành công? Trong cuộc sống thành công hay thất bại đều dựa vào giá trị của bản thân bạn mang lại. Vì vậy, để không mãi giậm chân tại chỗ hoặc muốn tiến xa hơn thì bạn cần phải hiểu rõ những gì bên trong nội tâm và con người của chính mình. Xác định và hiểu được giá trị của bản thân không chỉ giúp bạn phát huy những điểm mạnh mà còn giúp bạn nhận thấy được những khuyết điểm của bản thân. Từ đó nỗ lực thay đổi bản thân trở nên hoàn thiện hơn trong cuộc sống và công việc. Hãy cùng Việc Làm Kiên Giang tìm hiểu qua bài viết này nhé1

Giá trị của bản thân là gì?

Xác định giá trị bản thânXác định giá trị bản thân - Việc làm cần thiết đối với mỗi người

Giá trị bản thân là những giá trị cốt lõi riêng biệt của mỗi con người ngoài ngoại hình như tính cách, cá tính, lý tưởng,... Là những điều bạn tin rằng quan trọng với bản thân mình, là yếu tố có liên quan đến sự thành công trong công việc và tương lai của bạn. Khi công việc có tính chất đúng với những giá trị của bản thân, sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn và cư xử hòa hợp hơn trong công việc, trong cuộc sống. Từ đó công việc sẽ không còn là gánh nặng nữa. Còn nếu bạn đi ngược lại với giá trị bản thân, công việc của bạn sẽ rất khó thành công như mong muốn.

Những giá trị cốt lõi phổ biến

  • Chân thật: Luôn là chính mình trong mọi tình huống, không sợ sự bất kỳ sự phán xét nào của người khác.
  • Tò mò: Có xu hướng tìm hiểu sâu mọi vấn đề và cảm thấy thích thú khi tìm hiểu chúng.
  • Vui vẻ: Bạn hứng thú với những điều nhỏ nhặt như âm nhạc, đi bộ, đọc sách, gặp gỡ mọi người…
  • Có trách nhiệm:  Sẵn sàng chịu trách nhiệm với hành động sai lầm của bản thân và cả tình trạng công việc hiện tại.
  • Dũng cảm: Sẵn sàng “đối mặt” với thử thách mà không sợ khó khăn.
  • Yêu thương: Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chú trọng sự thấu hiểu, sâu sắc.
  • Trung thành: Tận tâm, hết lòng với bản thân, mọi người hay trong công việc. Duy trì sự trung thành trong các mối quan hệ ngay cả khi không gặp gỡ nhau trong thời gian dài.
  • Thẳng thắn: Sẵn sàng nói lên những sự thật.

Mọi người đều có giá trị bản thân của riêng mình, không ai giống ai cả. Trong khi có những người coi trọng sự hợp tác thì lại có những người thích cạnh tranh. Có người thích an toàn thì lại có người thích phiêu lưu, mạo hiểm.

Làm sao để xác định giá trị bản thân hiệu quả?

Xác định giá trị bản thân là một điều cực kì quan trọng bởi từ đó bạn có thể tìm được cho mình một công việc phù hợp với tính cách, con người của bạn. Dưới đây sẽ gợi ý bạn 2 cách phổ biến để xác định được giá trị của bản thân.

Làm bài trắc nghiệm tính cách MBTI

MBTI được tạo ra với mục đích để người dùng có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách của họ. Sau nhiều năm được nghiên cứu và phát triển, hiện nay MBTI được xem là công cụ phân loại tính cách, tâm lý chuẩn xác nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Làm bài trắc nghiệm tính cách MBTITest tính cách qua MBTI

Bài test MBTI là một bộ câu hỏi với số lượng từ 30 – 70 câu trắc nghiệm để bạn trả lời. Các câu hỏi được thiết kế dựa trên các tình huống thực tế ngoài đời bạn gặp phải và các đáp án để lựa chọn. Cách bạn xử lý các tình huống đó sẽ kết quả để đánh giá bạn là người có tính cách như thế nào thông qua phương pháp phân loại dựa trên 4 tiêu chí:

  • Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại (Extraversion) hay Hướng nội (Introversion)
  • Tìm hiểu - nhận thức thế giới qua Giác quan (Sensing) hay Trực giác (Intuition)
  • Quyết định - lựa chọn dựa trên Lý trí (Thinking)  hay Tình Cảm (Feeling)
  • Cách thức hành động thông qua Nguyên tắc (Judging) hay Linh hoạt (Perceiving)

Hiện nay có nhiều nhà tuyển dụng, các tập đoàn đa quốc gia cũng áp dụng xen kẽ trắc nghiệm MBTI trong các câu hỏi  khi tuyển nhân viên để phân loại và phát triển ứng viên nhằm tối ưu quá trình tuyển chọn nhân lực cho công ty.

Mô hình SWOT

Phân tích mô hình SWOT là một việc làm hữu ích trong việc xác định giá trị bản thân của mỗi người, nó giúp bạn nhìn nhận được những mặt nổi và chìm của bản thân. Từ đó bạn có thể tận dụng được những cơ hội bên ngoài và khắc phục những điểm yếu của bản thân theo một hướng tốt nhất.

Để bắt đầu, bạn hãy kẻ ra 4 ô và bắt đầu hoàn thành theo 4 tiêu chí: S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội, T – Thách thức như dưới hình

Mô hình SWOTPhân tích mô hình SWOT

Điểm mạnh (Strengths)

Đây là những điểm nổi trội của bạn, bạn muốn biểu hiện ra cho mọi người thấy và bạn luôn cảm thấy tự hào về những đặc điểm đó. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi dưới đây để tìm ra điểm mạnh của bản thân:

  • Bạn giỏi những việc gì?
  • Những giá trị bạn có thể mang lại hơn người khác?
  • Thành tích bạn cảm thấy tự hào nhất?
  • Người khác công nhận bạn có những điểm mạnh gì?
  • Bạn có sẵn những nguồn lực, kinh nghiệm cá nhân nào ?

Điểm yếu (Weeknesses)

Ngược lại với điểm mạnh, điểm yếu là những kỹ năng, kiến thức,… bạn làm chưa tốt và cần cải phải thiện. Bạn cần nhận thấy được những điểm yếu của bản thân để cải thiện nó.

  • Điều gì khiến bạn mất tự tin khi làm việc?
  • Trong suy nghĩ của người khác bạn có những điểm yếu gì?
  • Những đặc điểm, tính cách nào của bản thân làm bạn trì trệ?
  • Những kỹ năng nào của bạn chưa tốt?
  • Bạn có thói quen xấu nào không?
  • Bạn thiếu tự tin trong việc gì và luôn muốn trốn tránh những công việc đó?

Xem thêm: Điểm mạnh điểm yếu trong cv - Cách viết thu hút nhà tuyển dụng

Cơ hội (Opportunities)

Đây là những lợi ích mà môi trường bên ngoài mang lại cho bạn và bạn làm sao đó để khai thác chúng thành những lợi thế của bạn.

  • Những công cụ nào có thể hỗ trợ bạn tốt nhất?
  • Trong môi trường hiện tại bạn tạo ra được những ưu thế nào không?
  • Bạn có tự tạo được cơ hội bằng cách tìm và đưa ra các giải pháp cho vấn đề không?
  • Có vị trí nào trong công ty mà không ai phù hợp và phụ trách được không?
  • Có những mối quan hệ nào giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hoặc chia sẻ bổ ích không?
  • Có đối thủ nào không có khả năng làm được việc gì đó không? Bạn có điểm mạnh nào tận dụng vào công việc đó không?

Thách thức (Threats)

Đây là những thứ cản trở con đường đi tới thành công của bạn. Nó cũng có thể là những điểm mạnh của người khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến bạn.

  • Công việc của bạn có sự thay đổi gì không?
  • Những trở ngại trong công việc bạn gặp phải là gì?
  • Những điểm yếu nào có thể trở thành mối đe dọa trong công việc?
  • Vị trí làm việc của bạn có nhiều áp lực hay sự cạnh tranh nào không?
  • Có sự biến đổi nào trong công nghệ đe dọa đến vị trí làm việc của bạn không?
  • Môi trường làm việc của bạn có thoải mái, có tốt không?

Để đánh giá được những tiêu chí trên bạn cần phải thật sự thành thật và đánh giá bản thân một cách khách quan nhất. Bạn phải tự nhận xét, phê bình bản thân một cách thấu đáo để làm tiền đề cho việc xác định giá trị bản thân. Khi nhận thức được những giá trị của bản thân bạn sẽ có một bệ phóng vững chắc trong việc xây dựng sự thành công trong tương lai. Việc Làm Kiên Giang cám ơn bạn đã đọc